Sữa mẹ để tủ lạnh được bao lâu 2019?

Sữa mẹ để tủ lạnh được bao lâu và cách bảo quản

Sữa mẹ để tủ lạnh được bao lâu? Bảo quản sữa mẹ thế nào là đúng? Như chúng ta đều biết, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng khó thể thay thế và thực sự là hoàn hảo nhất quyết định sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Và đặc biệt trong sữa mẹ có gần như đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự tăng trưởng của trẻ như như carbohydrate, protein, chất béo và các vitamin. Bên cạnh đó, sữa mẹ còn có chứa các kháng thể quan trọng góp phần tăng cường khả năng miễn dịch cho bé.

Nếu như bài trước, Thóc Công Tử đã giới thiệu cho bạn đọc về kích thước tủ mát thì ở bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn về câu hỏi sữa mẹ để tủ lạnh được bao lâu cũng như cách trữ đông sữa mẹ.

Sữa mẹ bảo quản được bao lâu

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ nhỏ

Nếu các mẹ còn chưa biết thì một thông tin không ngờ là nếu sử dụng những thiết bị lạnh, thiết bị thực phẩm sạch hoặc thiết bị làm bếp chuyên dụng để bảo quản thì sữa trong bầu ngực của mẹ, trong trường hợp bé bú không hết thì mẹ có thể vắt trực tiếp ra và thời gian lưu có thể kéo dài tới tận 6 tháng. Nếu không, thì chỉ cần sử dụng tủ lạnh thông thường hiện nay, sau khi vắt, mẹ cũng có thể bảo quản sữa cho em bé với thời gian đến 4 tháng.

Một điều thú vị nữa là nếu bà mẹ có tìm hiểu và có những biện pháp bảo quản đúng đắn thì sữa mẹ vẫn luôn giữ nguyên vẹn giá trị dinh dưỡng dù có đông lạnh hay nhiệt độ phòng có hạ thấp thế nào đi nữa. Chính vì những lí do đó mà giờ các mẹ không cần phải quá lo lắng vì những thắc mắc như là sữa mẹ để được bao lâu ngoài không khí, sữa mẹ để ngăn mát được bao lâu hay là sữa mẹ ủ ấm để được bao lâu nữa.

Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu?

Sữa mẹ để tủ lạnh được bao lâu

Điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ của môi trường xung quanh, ở đây, cụ thể là nhiệt độ phòng. Với những điều kiện khác nhau thì sữa mẹ bảo quản được trong thời gian khác nhau. Thông thường, ở nhiệt độ môi trường là phòng điều hòa sẽ bảo quản ngắn hạn hơn là những môi trường lí tưởng như ngăn mát tủ lạnh hay đặc biệt là ngăn đông đá của thiết bị lạnh. Câu trả lời sữa mẹ để tủ lạnh được bao lâu sẽ được nói rõ ngay sau đây.

Bảo quản với môi trường ngoài

Sữa mẹ để tủ lạnh được bao lâu và nếu không có tủ lạnh thì bảo quản được bao lâu. Sữa mẹ chỉ có thể sử dụng trong một giờ đồng hồ nếu như nhiệt độ phòng cao quá 26 độ C. thời gian sử dụng sẽ được tăng lên 6 tiếng nếu như phòng sử dụng điều hòa với nhiệt độ dưới 26 độ C.

Bảo quản với tủ lạnh

Sẽ là 2 ngày nếu như các mẹ biết bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và nếu là đông đá thì còn phụ thuộc vào tủ lạnh thế nào. Cụ thể như sau: 2 tuần đối với tủ loại nhỏ và 4 tháng đối với tủ có cửa riêng cho ngăn đá và ngăn mát. Đặc biệt với tủ đông chuyên dụng cho bảo quản sữa, thì thời gian đó lên tới tận 6 tháng nhe các mẹ. Đó là lời giải đáp cho các mẹ về vấn đề sữa mẹ để tủ lạnh được bao lâu.

Phương pháp trữ sữa

Cách trữ sữa mẹ

Điều này còn phải phụ thuộc vào lượng sữa mà mẹ dư và sức ăn của bé. Dựa vào những yếu tố đó để các mẹ chọn dụng cụ để thực hiện trữ sữa sao cho vừa phù hợp vừa tiết kiệm. Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn hai cách trữ sữa chính.

Hiện nay, các mẹ hoàn toàn có thể dùng bình thủy inh hoặc bình nhựa để bảo quản. Với lựa chọn bình nhựa thì các mẹ nên lưu ý để an toàn với sữa khỏe của bé thì nên chọn nhựa không chưa BPA. Bên cạnh đó, trên thị trường đã xuất hiện khá đa dạng các loại túi sữa dùng 1 lần hoặc tái sử dụng nhằm tạo nên sự tiện lợi và tiết kiệm không gian tủ lạnh cho các mẹ.

Dùng ngăn mát tủ lạnh

Lướng sữa mà mẹ vắt ra cho bé mỗi ngày hoàn toàn có thể cho vào bình thủy tinh hoặc bình nhựa và cất vào ngăn mát được tận 48 giờ đồng hồ. trong trường hợp bé bú không hết lượng sữa này và đã quá giờ thì các mẹ nên bỏ luôn chứ không nên bảo quản tiếp.

Dùng ngăn đá tủ lạnh

Các mẹ có thể trữ sữa với thời gian bảo quản lâu hơn rất nhiều lần bằng cách bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh. Cách này đặc biệt có ích với những mẹ nào nhiều sữa, bé bú không thể hết.

Cũng với cách dùng tủ đông thì mẹ có thể cho lượng sữa dư vào túi sữa đã nêu ở trên để tiến hành đông đá, vừa tiện lợi lại vừa tiết kiệm không gian tủ. Một mẹo để giúp các mẹ nhớ chuẩn xác thời gian bảo quản của các túi là sử dụng các ghi chú nhỏ bên ngoài mỗi bình hoặc mỗi túi.

Phương pháp rã đông và làm ấm sữa

Cách bảo quản sữa mẹ

Mặc dù sữa mẹ khi được bảo quản ở ngăn đông đá thì sẽ có thể bảo quản lâu nhất có thể mà không làm mất đi giá trị dinh dưỡng cho bé. Nhưng với cách này, các mẹ phải thực sự cẩn thận khi rã đông và làm ấm sữa cho bé để đảm bảo rằng lượng kháng thể trong sữa không bị mất đi, duy trì những chất thiết yếu cũng như không làm ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch của bé.

Khi sữa trữ ở ngăn mát

Mẹ nên hâm sữa ở nhiệt độ tầm 40 độ C trước khi cho bé bú với lượng sữa mà mẹ đã trữ sẵn trong ngăn mát tủ lạnh. Hoặc một cách nữa là mẹ có thể ngâm bịch sữa trong nước ấm đến khi sữa ấm đều lên thì bé có thể ăn được rồi. Nhớ lưu ý thời gian sữa mẹ để được bao lâu nhé các mẹ.

Khi sữa được trữ trong ngăn đá

 Tất nhiên, mẹ phải rã đông trước khi sữa được trữ trong ngắn đá tủ lạnh. Bước đầu tiên, mẹ nên lấy bịch sữa đông ra để chuyển sang ngăn làm mát, và đợi đến khi sữa tan hết. Sau đó, mẹ cho sữa và bình chuyên dụng hoặc nồi để hâm tới nhiệt độ xấp xỉ 40 độ C là bé đã ăn được rồi. Lưu ý là thời gian bảo quản của sữa đã hâm là 48 giờ đồng hồ, nếu bé dùng không hết thì các mẹ phải bỏ đi.

Một số lưu ý quan trọng khi rã đông và làm ấm sữa

Sữa mẹ bảo quản ở tủ lạnh

Lúc hâm sữa, các mẹ phải thật cẩn thận để lượng nhiệt tác động không quá cao vì như thế sẽ dẫn tới mất hết các chất dinh dưỡng vốn có của sữa mẹ. Bên cạnh đó không nên lắc mạnh bình sữa tránh làm đứt gãy cấu trúc các phân tử kháng thể trong sữa dẫn tới sức đề kháng của bé bị ảnh hưởng

=========================================================

Trên đây là những chia sẻ hữu ích của Thóc Công Tử tới các mẹ nhằm giải đáp thắc mắc bấy lâu là sữa mẹ để tủ lạnh được bao lâu, cách hâm sữa mẹ hay sữa mẹ hâm nóng được bao lâu. Chúc các mẹ có thêm kinh nghiệm để đảm bảo sự phát triển của trẻ nhỏ!

 

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *